Chìm đắm trong không gian văn học nghệ thuật Tìm lại bóng dáng xưa
Bài‧Chen Qun Fang Ảnh‧Zhuang Kun Ru Biên dịch‧Lệ Phương
Tháng 4 2017

林之助,一生致力膠彩畫發展,被譽為「台灣膠彩畫之父」;吳濁流,創辦《台灣文藝》雜誌與吳濁流文學獎,至今仍鼓勵後起之秀;蕭如松,台灣近代水彩畫家,培育無數學子走上藝術之路。走訪故居,感受名家生活、創作、教學點滴。
Lin Zhi Zhu (Lâm Chi Trợ) cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của hội họa Nhật Bản (Nihonga), ông được mệnh danh lá "Người cha hội họa Nhật Bản của Đài Loan". Wu Zhuo Liu (Ngô Trạc Lưu) là người sáng lập tạp chí "Văn học nghệ thuật Đài Loan" và giải thưởng văn học Wu Zhuo Liu, cho đến nay vẫn khuyến khích các hậu bối có tài năng. Xiao Ru Song (Tiêu Như Tùng) là họa sĩ tranh màu nước trong thời kỳ cận đại của Đài Loan, đào tạo rất nhiều học trò đi theo con đường nghệ thuật. Đến tham quan nơi ở cũ của các danh nhân để trải nghiệm cuộc sống, sự sáng tạo và việc giảng dạy của họ.
Đài Trung – Nhà tưởng niệm họa sĩ Lin Zhi Zhu
Phòng vẽ được bao bọc bằng hàng rào tre, một địa điểm nghệ thuật xinh đẹp
Bầu trời trong sáng và con đường rợp bóng cây xanh tô điểm thêm cho ngôi nhà gỗ kiểu Nhật, bước vào nhà là một không gian tách biệt với sự náo nhiệt bên ngoài, phảng phất như một ốc đảo trong lòng đô thị. Nhà tưởng niệm Lin Zhi Zhu nằm ở ven bờ suối Liu Chuan (Liễu Xuyên), Đài Trung, nơi này trước đây là ký túc xá của trường đại học sư phạm Đài Trung (nay là trường đại học giáo dục quốc gia Đài Trung), Lin Zhi Zhu giảng dạy mỹ thuật và sáng tác hội họa tại đây hơn 30 năm.
Lin Zhi Zhu sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Đài Trung, lúc 12 tuổi ông đi du học ở Nhật Bản, sau đó học vẽ ở trường đại học mỹ thuật Musashino, 24 tuổi, tác phẩm “Bathing in the Morning Breeze” của ông được chọn trưng bày tại cuộc triển lãm Imperial Academy, những tác phẩm tranh của ông từng đoạt rất nhiều giải thưởng tại Đài Loan và Nhật Bản . Ông chuyên về vẽ tranh Nhật (Nihonga), trước đó tranh Nhật được gọi là tranh Tây (yoga), tranh truyền thống Trung Hoa 2, sau Thế chiến II, do yếu tố chính trị cho nên có một lần đã bị loại bỏ khỏi danh sách tham gia triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Lin Zhi Zhu đã cố gắng rất nhiều năm để đổi tên thành tranh Nhật (Nihonga), để cho tranh Nhật được tiếp tục duy trì và cũng để giữ lại thế giới tráng lệ cho nền nghệ thuật Đài Loan, cũng chính vì vậy mà ông đã được mệnh danh là “Người cha hội họa Nhật Bản của Đài Loan”.
Sau Thế chiến II, Lin Zhi Zhu trở về Đài Loan, ông đi dạy tại trường đại học sư phạm Đài Trung và ở tại ký túc xá của trường, bắt đầu một cuộc sống mới tại ven suối Liu Chuan. Huang Wei Zheng (Hoàng Vị Chính), người phụ trách Nhà tưởng niệm Lin Zhi Zhu cho biết, lúc sửa lại ngôi nhà cũ ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng các chi tiết kiến trúc và ý nghĩa văn hóa, cố gắng giữ lại thiết kế ban đầu và có thể hòa nhập với môi trường xung quanh, ví dụ như hoa văn trên cánh cửa lớn của Nhà tưởng niệm là được lấy từ thiết kế trần nhà của lúc ban đầu.
Phòng vẽ tranh của Lin Zhi Zhu là điểm nhấn của Nhà tưởng niệm, các kệ trên bức tường trưng bày chất liệu vẽ tranh đủ màu sắc, giống như các lọ phép thuật. Trên bàn làm việc còn giữ nguyên cọ vẽ và nồi chiết xuất chất keo của ông Lin Zhi Zhu, bên cạnh còn có một bức tranh chưa vẽ xong được đặt trên giá vẽ.
Thỉnh thoảng Nhà tưởng niệm có tổ chức các buổi tọa đàm nghệ thuật, chẳng hạn như buổi hòa nhạc Pastoral kết hợp với buổi kể về câu chuyện cuộc đời của ông Lin Zhi Zhu, hoặc mời chuyên gia giới thiệu về nền văn học Đài Trung. Ban quản lý hy vọng trong không gian nghệ thuật của Nhà tưởng niệm Lin Zhi Zhu, dùng phương thức gần gũi với người thường để giao lưu văn hóa nghệ thuật.
Tân Trúc – Nơi ở cũ của nhà văn Wu Zhuo Liu
Một lòng một dạ chấn hưng nền văn học
“Zhi De Tang (Chí Đức Đường)” - Nơi ở cũ của nhà văn Wu Zhuo Liu (Ngô Trạc Lưu ) ở thị trấn Xinpu (Tân Phố ) huyện Xin Zhu (Tân Trúc) là nhà thờ tổ họ Wu (Ngô), sau khi tổ tiên đến Đài Loan khai khẩn họ bắt đầu sinh sống tại đây, Wu Zhuo Liu là đời thứ 5 của họ Ngô. Ngôi nhà này được xây dựng vào năm 1840, đã trải qua nhiều lần thay đổi của thời đại, sự tàn phá của chiến tranh và nhiều lần tái thiết. Người quản lý hiện nay là Wu Zai Yao (Ngô Tải Nghiêu), đời thứ 7 của họ Ngô, gọi Wu Zhu Liu là ông chú, với sự hỗ trợ của Phòng văn hóa huyện Tân Trúc, ông đã sửa chữa lại nhà thờ tổ và mở cửa đón khách tham quan vào năm 2011.
Wu Zhuo Liu từng trải qua những năm tháng trẻ tuổi tại ngôi nhà này, thuở nhỏ ông ở với ông nội Wu Fang Xin (Ngô Phương Tín) tại ngôi nhà nhỏ nằm ở phía trước, bên trái nhà thờ tổ. Wu Zai Yao nhớ lại hồi còn đi học, có lần trên đường ngồi xe về nhà, đi ngang cầu Xin Pu, trong lúc mọi cảnh vật đều yên tĩnh, trên xe đông nghẹt người bỗng vang lên tiếng ngâm thơ “Bách trượng trường kiều lục thủy loan, Bằng lan hồi thủ cựu thanh sơn, ......Nhất phiên quy lý nhất phiên lão, Nhập tải phong trần tấn phát ban”. Thì ra ông ngồi cùng chuyến xe với ông chú Wu Zhuo Liu, ông ấy say sưa ngâm bài thơ do mình sáng tác “Qua cầu Tân Phố”, để bày tỏ niềm vui khi trở về quê nhà.
Wu Zhuo Liu từng làm giáo viên tại các trường học ở Tân Trúc (Xinzhu) và MiêuLật (Miao-li), trong Thế chiến II, ông cũng từng làm bí thư tại Nam Kinh, Trung Quốc. Ông đã trải qua thời kỳ Nhật Bản thống trị Đài Loan, Đài Loan quang phục (tức là giành lại được chủ quyền), sự kiện 228, viết rất nhiều tiểu thuyết hiện thực phê phán xã hội như là “Sui Yue”, “ Orphan of Asia”, “The Fig Tree”, “Taiwan Lien-Giuo (Golden Dewdrop)”, v.v..., nói lên cảm giác lang thang trôi giạt của người Đài Loan trong thời đại Big Time.
Tạp chí “Văn học nghệ thuật Đài Loan” được sáng lập vào năm 1964, đã bồi dưỡng rất nhiều nhà văn nổi tiếng như là Zhong Zhao Zheng (Chung Triệu Chính), Qi Deng Sheng (Thất Đẳng Sinh), Huang Chun Ming (Huỳnh Xuân Minh) , v.v... Năm 1969, đã dùng lương hưu của mình để thành lập “Giải văn học Wu Zhuo Liu”, cho đến nay vẫn khích lệ giới trẻ đang quan tâm đến văn học Đài Loan. Năm 1976, Wu Zhuo Liu có ý muốn sửa sang lại ngôi nhà cũ thành Trung tâm tài liệu văn học nghệ thuật Đài Loan, mãi cho đến bây giờ, Wu Zai Yao vẫn còn nhớ nét mặt hân hoan của Wu Zhuo Liu lúc kể về dự án đó, nhưng tháng 10 năm ấy ông đã qua đời vì bệnh tật, để lại tủ sách trống rỗng trong ngôi nhà cũ.
Có lẽ lúc đó đang mang một bầu nhiệt huyết muốn đem lại sức sống mới cho nền văn học, cho nên Wu Zai Yao, năm nay 78 tuổi, đã tự quản lý ngôi nhà cũ mà không màng đến thù lao. Wu Zai Yao cho biết, hoan nghênh mọi người đến đây tổ chức hoạt động, để cho càng nhiều người biết đến Wu Zhuo Liu, một vị luôn mang sứ mệnh chấn hưng nền văn học Đài Loan.
Tân Trúc – Vườn nghệ thuật của họa sĩ Xiao Ru Song
Người đánh thức ông mặt trời
Vườn nghệ thuật Xiao Ru Song (Tiêu Như Tùng) nằm ở thị trấn Zhudong (Trúc Đông), huyện Xinzhu (Tân Trúc), là khu ký túc xá gồm 5 ngôi nhà kiến trúc kiểu Nhật, chiếm
1983.471 m2, được chia thành 5 ngôi nhà bao gồm Gu Song Ju, Song Hua Lu, Song He Lu, Song Xiang Lu và Song Yan Tang. Trong đó “Gu Song Ju” là nơi ở của ông Xiao Ru Song, họa sĩ màu nước quan trọng trong thời kỳ cận đại của Đài Loan.
Năm 1946, ông dọn đến đây ở cho đến lúc qua đời vào năm 1992. Xiao Ru Song đã sống ở đây hơn nửa đời người. Ngôi nhà Gu Song Ju vẫn được giữ nguyên cách bố trí như hồi Xiao Ru Song ở, nhìn những đồ đạc đơn giản, bút chì màu đã dùng tới mức ngắn cụt lủn trên bàn, chúng ta có thể cảm nhận được cuộc sống đơn giản của ông.
Xiao Ru Song dạy học tại khu vực Tân Trúc hơn 40 năm, ông dành cả cuộc đời của mình cho nền giáo dục mỹ thuật và sáng tạo nghệ thuật. Hàng ngày thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, ngày nào cũng đi cùng một con đường đến trường, đúng 7 giờ có mặt tại trường học, ông được mọi người đặt tên là “Người đánh thức ông mặt trời”. Trong giờ học, từ việc giữ gìn lớp học sạch sẽ cho đến trình tự đặt vị trí giấy, bút vẽ và thuốc màu ở trên bàn, ông đều có đặt ra quy định. Từng là học sinh của Xiao Ru Song, hiện là giáo viên mỹ thuật trường cấp III Trúc Đông, Zhang Ze Ping (Trương Trạch Bình), cho hay : “Thầy giáo Song không những dạy học sinh về cách vẽ mà còn dạy về thái độ đối với cuộc sống”.
Ngoài là một thầy giáo nghiêm nghị, Xiao Ru Song còn là một người cha hiền rất yêu con và yêu quý học sinh. Vì con ông không dám đi nhà vệ sinh công cộng vào nửa đêm, cho nên ông đã tự xây một ngôi nhà nhỏ ngay bên cạnh nhà cho con. Trong nhà ông còn vài gói kẹo Konpeitō của Nhật, tuy cuộc sống nghèo khó, nhưng ông vẫn thưởng cho học sinh món kẹo quý giá này.
Ngôi nhà Song Huo Lu nằm bên cạnh Gu Song Ju, tại đây trưng bày những tác phẩm tranh sao chép của Xiao Ru Song. Xiao Ru Song chưa bao giờ đi du học nước ngoài, ông tự học, tự tìm hiểu phong cách hội họa phương Tây, học hỏi nhà thư pháp nghiên cứu thư pháp, luyện chữ, tập cách di chuyển bút và đường cong, kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa phương đông và phương tây, tạo nên phong cách vẽ rất độc đáo. Xiao Ru Song rất giỏi trong việc dùng thủy tinh trong suốt, màu sắc ánh sáng, các dạng hình học để vẻ cảnh thực tế, tác phẩm của ông đều mang phong cách thời đại.
Ngoài trưng bày tác phẩm và cuộc sống trước đó của Xiao Ru Song, ngôi nhà Song Huo Lu còn trưng bày những tác phẩm xuất sắc của các nhà nghệ thuật trong nước, còn ngôi nhà Song Yan Tang thì thỉnh thoảng tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, phòng vẽ dành cho cha mẹ và con cái, phòng chuyện kể, nhóm hợp xướng người Hẹ, trải nghiệm dùng thực vật nhuộm màu, v.v... Trong tương lai, dự định sẽ mời nhà văn đến đọc thơ, tổ chức lễ hội văn hóa địa phương, để cho vườn nghệ thuật Xiao Ru Song trở thành một nơi mang đậm tính chất mỹ thuật, văn học và âm nhạc.