Khách mới xứ Đài ─ Lao động & người nhập cư Đông Nam Á tại Đài Loan
Bài‧Liu Ying-Feng Ảnh‧Lin Min-Huan Biên dịch‧Bích Ngân
Tháng 6 2017

為了打破台灣大眾對於新住民的理解與想像,三月起由國立台灣歷史博物館和南洋姐妹會、燦爛時光,所策劃的「新台客:東南亞移民移工在台灣」特展,集結柬埔寨、印尼、泰國、越南、菲律賓等國移民移工的生命故事,要以「個人生命史與大歷史的對話」,讓大家看有血有肉的「新台客」。
Nhằm phá vỡ ấn tượng hay định kiến và hiểu biết của người dân Đài Loan đối với người nhập cư, kể từ tháng 3, Nhà bảo tàng National Museum of Taiwan History (Nhà bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan) đã hợp tác với Hội chị em Nam Dương và Nhà sách Brilliant Time (Nhà sách Rạng ngời sức sống) quy hoạch cuộc triển lãm đặc biệt mang tên “Khách mới xứ Đài: Lao động nhập cư và người nhập cư Đông Nam Á tại Đài Loan”, góp nhặt những câu chuyện cuộc sống của người nhập cư và lao động nhập cư các nước như Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, dùng phương thức đối thoại giữa câu chuyện lịch sử cá nhân và chặng đường lịch sử chung, giúp mọi người nhìn thấy “Khách mới xứ Đài” bằng xương bằng thịt đang hiện diện trong cuộc sống hiện tại.
Với 3 chủ đề chính, cuộc triển lãm đặc biệt mang tên “Khách mới xứ Đài: Người nhập cư và lao động nhập cư Đông Nam Á tại Đài Loan” góp nhặt từng trang lịch sử trong gần 50 năm của lao động nhập cư và người nhập cư Đông Nam Á tại Đài Loan, thông qua các vật dụng trong cuộc sống, những hình ảnh, âm thanh, tác phẩm,v.v... đem lại cho khách tham quan một góc nhìn mới mẻ, hiểu hơn về giá trị và văn hóa tồn tại của các cộng đồng dân tộc khác.
Liên kết khu vực Đông Nam Á bằng cỗ máy thời gian trở về 50 năm trước
"Người nhập cư Đông Nam Á của nửa thế kỷ trước đi qua thời kỳ chiến tranh lạnh, chống Cộng, bài trừ người Hoa" là một trong những chủ đề của triển lãm, qua đó giúp cho người dân Đài Loan hiểu thêm về mốc thời gian diễn biến của người nhập cư, đưa mọi người nhìn lại lịch sử của 30 đến 40 năm về trước, thì ra mối liên kết giữa Đài Loan và Đông Nam Á đã hình thành từ những năm 1960~1970.
Chou Yiying (Chu Nghi Dĩnh), trợ lý nghiên cứu của Tổ quy hoạch triển lãm thuộc Nhà bảo tàng National Museum of Taiwan History, phụ trách khâu thiết kế triển lãm cho biết, trước khi tổ chức cuộc triển lãm này, Nhà bảo tàng đã từng tổ chức các cuộc triển lãm có chủ đề liên quan đến Di dân mới, người nhập cư, nhưng đa số chỉ tập trung vào chủ đề người nhập cư và lao động nhập cư từ Đông Nam Á trong gần 10 năm nay sang lập gia đình và làm việc tại Đài Loan. Song, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào thập niên 1960, do chịu ảnh hưởng tình hình quốc tế có phong trào chống cộng và chiến tranh lạnh, một số người Hoa kiều khu vực Đông Nam Á đã di cư sang Đài Loan sinh sống và học tập. Triển lãm đã cho tái hiện lại hình ảnh câu chuyện về Hoa kiều Indonesia Huang Yuntu (Huỳnh Vận Thổ) thời bấy giờ đã theo cha và chị sang Đài Loan định cư, cư trú tại khu vực Guilai Pingdong (Quy Lai, Bình Đông), thậm chí về sau những người đồng hương từ Indonesia lần lượt sang Đài Loan cư trú, hình thành một khu phố tập trung người Hoa kiều sinh sống tại Changchi Guilai (Trường Trị-Quy Lai).
Chou Yiying giải thích, trước đây có không ít cư dân vùng duyên hải Quảng Đông, Phúc Kiến Trung Quốc đại lục, do kiếm kế mưu sinh, họ đã rời khỏi quê hương di chuyển xuống vùng Nam Dương đến các nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam để lập nghiệp. Gia đình thương gia họ Huang cũng vậy, cha của Huang Yuntu đã giả danh đi du lịch để đến hòn đảo này thăm dò trước, một lần ngẫu nhiên đến khu vực Pingdong, thấy phong cảnh và khí hậu nơi đây cũng có điểm tương đồng với Indonesia, cho nên đã đưa cả gia đình sang Đài Loan định cư, lúc bấy giờ ông cũng từng được cố tổng thống Jiang Zhongzheng (Tưởng Trung Chính) tiếp đón. Từ những vật dụng như những tấm ảnh đen trắng đã ngả màu, bàn tính được sử dụng trong thời gian buôn bán kinh doanh tại Đài Loan, khung giường ngủ bằng sắt từ quê nhà vận chuyển sang Đài Loan, có thể nhìn thấy vết tích sinh hoạt của gia đình họ Huang trong thời gian sinh sống tại hòn đảo này. Ngoài gia đình Huang Yuntu, cuộc triển lãm cũng giới thiệu thêm những Hoa kiều từ Thái Lan, Việt Nam sang Đài Loan định cư trong thời gian đó.
Phá tan ấn tượng chung, viết lại câu chuyện cuộc sống
Cuộc triển làm mang tên “Khách mới xứ Đài: Người nhập cư và lao động nhập cư Đông Nam Á tại Đài Loan” không chỉ kéo dài, mở rộng trục thời gian, mà còn muốn phá tan ấn tượng chung trong mắt mọi người đối với hình ảnh “Người nhập cư mới” và “Lao động nhập cư mới”. “Hy vọng thông qua người nhập cư, lao động nhập cư đến từ các nước khác nhau, để khám phá những nét đặc biệt về văn hóa, lịch sử và câu chuyện cuộc sống thú vị của họ”. “Tại sao lại đến đây: Câu chuyện tại Đài Loan của anh ấy và cô ấy”, thể hiện 14 câu chuyện của người nhập cư và lao động nhập cư đến từ Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Philippines, v.v... có người ở nhà làm nội trợ, có người là phát thanh viên, có người là nhà phát triển cộng đồng, ngư dân, thậm chí hy vọng họ lấy “Nhà” làm ý tưởng phát huy, tưởng tượng ra một kiểu nhà lý tưởng.
Jiang Rongzhen (Giang Dung Trân), người Thái Lan, trước khi quen biết ông xã, là một cô gái có công việc làm bình thường như bao người khác, tốt nghiệp Đại học Kinh tế lại có vốn tiếng Anh lưu loát. Sau đó, do ông xã phải chuyển công tác, cô theo chồng và rời xa quê hương, vào làm dâu trong một gia đình truyền thống tại Meinong Kaoshiung (Mỹ Nông, Cao Hùng), bắt đầu một cuộc sống mới khác hẳn với trước kia.
Chồng của cô là con trai một trong gia đình, Jiang Rongzhen không chỉ đóng vai trò là dâu trưởng, gánh vác chăm lo mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình, nấu cơm giặt giũ…mà còn phải thích ứng với cuộc sống nơi đất khách quê người nữa. Trong thời gian mới đến Đài Loan, mọi thứ đối với cô đều rất xa lạ, khiến cho cô cảm thấy cuộc sống vô cùng khó khăn, mãi đến khi con gái lớn lên và đi học, cô tham gia vào đội Bà mẹ tình nguyện của nhà trường, lúc đó tâm hồn cô mới từ từ rộng mở. Góc bếp trong phim cũng chính là nơi để cô có thể giải tỏa nỗi niềm thương nhớ quê hương. Trong phim, cô không ngừng kể về lối sống theo phong tục truyền thống trong 17 năm qua tại vùng nông thôn Meinong. Một bức tranh với vài nét vẽ đơn giản, cũng nói lên niềm mơ ước của cô đối với mái ấm gia đình trong tương lai. Dưới bầu trời trong xanh, một bên là căn nhà ở Đài Loan, một bên là căn nhà ở Thái Lan, niềm hy vọng của cô là có thể tự do qua lại hai nơi: Đài Loan và Thái Lan.
Một vai chính khác đến từ đất nước Campuchia, đó là cô Ke Ya (Kha Nhã), vị chủ tịch nhiệm kỳ đầu tiên của Hội chị em Nam Dương, sinh ra trong thời kỳ Khmer Đỏ, Campuchia lâm vào thảm họa diệt chủng, lúc bấy giờ Ke Ya luôn ôm mộng thoát khỏi chế độ khủng bố này, cũng vừa đúng lúc chồng của cô lại muốn thông qua môi giới hôn nhân để tìm người bạn đời, hai người đã quen biết nhau qua một người bạn. Lần đầu tiên gặp nhau, vốn tiếng Anh lưu loát của cô đã khiến cho ông xã vô cùng kinh ngạc, và cũng hợp với điều kiện tìm vợ trong ý tưởng của mình, cho nên đã quyết định đi đến hôn nhân. Mặc dù có trong tay bằng cấp hộ lý chuyên nghiệp, thế nhưng Ke Ya lại bị cho rằng không thể chăm sóc trẻ em, từ trong thâm tâm cô nhận ra rằng chỉ khi biết đọc chữ thì mới có thể cất lên tiếng có trọng lượng, cô đã đăng ký lớp học đầu tiên do Meinong tổ chức, dành cho hôn phối nước ngoài học chữ tiếng Trung, và sau đó là trở thành vị chủ tịch nhiệm kỳ thứ I của Hội chị em Nam Dương.
Ở nơi đất khách quê người, thể hiện ý chí kiên cường còn có Ruan Shizhen (Nguyễn Thị Trân), người nhập cư hiện đang theo học lớp Thạc sĩ khoa Xã hội học Trường đại học Chungshan (Trung Sơn). Tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam, sau khi kết hôn theo chồng về Đài Loan sinh sống, luôn bị mọi người hỏi về trình độ học vấn, cô cứ phải trả lời một cách vô cùng bất lực : “Muốn hỏi bằng cấp của tôi ở Việt Nam? Hay là ở Đài Loan? Nếu mà hỏi ở bên Việt Nam thì câu trả lời là tôi có bằng Đại học, còn trình độ học vấn ở Đài Loan thì tôi chỉ là học sinh cấp I.” Một người luôn có ý chí cầu tiến như cô, hiện nay không những trở thành phát thanh viên, mà còn tham gia công tác phúc lợi xã hội, luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Một điều đặc biệt là, trong khu vực triển lãm về người lao động nhập cư, ngoài những bạn lao động nhập cư làm việc cho chủ thuê như mọi người đều nhìn thấy, thì trong này còn có không ít bạn đảm nhận công việc phiên dịch, thậm chí là làm công việc quay phim. Chou Yiying giải thích, hiện nay trong số hơn 600 ngàn người nhập cư và lao động nhập cư, thì có hơn 60 ngàn người đến Đài Loan làm việc trong văn phòng, thế nhưng rất nhiều người không biết điều này. Thí dụ như trong khu vực triển lãm lao động nhập cư có cô Yang Yuying (Dương Ngọc Oanh) sang Đài Loan đảm nhận công việc phiên dịch cho công ty môi giới lao động nước ngoài. Là người Việt gốc Hoa, trước đây cô sang Đài Loan theo học khoa tiếng Trung trường Đại học Jinan (Ký Nam), sau đó làm nghề phiên dịch, là chiếc cầu nối giữa người lao động nhập cư và các doanh nghiệp Đài Loan.
Cô Linda, thường ngày làm nghề khán hộ công tại các cơ quan y tế, tranh thủ giờ rảnh rỗi tự học thêm kỹ xảo chụp hình, ngoài việc ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng để các bạn đồng hương Indonesia giữ làm kỷ niệm trong thời gian làm việc tại đất đảo, cô còn mời các bạn thành lập một Studio chụp hình đám cưới, chuyên phục vụ chụp hình đám cưới cho các cặp đôi Indonesia sang Đài Loan làm việc rồi quen nhau và đi đến hôn nhân. Mặc dù bận rộn như vậy, nhưng cô vẫn dành thời gian đăng ký lớp Đại học Mở do chính phủ Đài Loan thành lập, cô không từ bỏ bất cứ một cơ hội học hỏi nào để tăng cường thêm kiến thức cho bản thân.
Hành khúc Khách mới xứ Đài, cùng viết lên trang sử tương lai
Hành khúc Trang sử Khách mới xứ Đài, đã đặc biệt chọn Taipei Station (Nhà ga xe lửa Đài Bắc) nơi tập trung đông đảo lao động nhập cư để trưng bày triển lãm. Nội dung giới thiệu các đoàn thể xuất hiện từ năm 1990 luôn tích cực lên tiếng giành quyền lợi cho người nhập cư, lao động nhập cư như Taiwan International Workers Association (TIWA, Hiệp hội người lao động quốc tế Đài Loan) , TIFA (Hiệp hội hỗ trợ gia đình Quốc tế-Đài Loan), cũng như những tổ chức lần lượt được thành lập trong những năm gần đây như Hội chị em Nam Dương Đài Loan, Báo Bốn Phương, Hiệp hội One-Forty, v.v... Trong đó còn giới thiệu hoạt động công ích giúp đỡ người nhập cư mới do thầy trò trường tiểu học Nanguo Changhua (Nam Quách, Chương Hóa) phát động, ngoài ra, trong phần Những sự việc đáng ghi nhớ trong năm, lại hướng dẫn mọi người quan tâm đến số lượng tăng trưởng theo bước nhảy vọt của người nhập cư và lao động nhập cư trong thập niên 1990, những nghị đề có liên quan đến luật pháp, nhân quyền và chính nghĩa xã hội, cũng như ghi nhận lại hoạt động của các đoàn thể xã hội như Báo Bốn phương, Hội chị em Nam Dương của Đài Loan...
Cô Chou Yiying nói, “Cuộc triển lãm giới thiệu từ lịch sử cho đến cá nhân, hy vọng thông qua các câu chuyện cuộc đời khác nhau, giúp cho mọi người làm quen lại những vị khách mới xứ Đài này, suy nghĩ và sáng tạo nên một ý tưởng tượng và Đài